Cho bé học năng khiếu từ nhỏ và nên cho bé học môn năng khiếu nào? Là câu hỏi được đặt ra khi mà Quý phụ huynh thấy được tầm quan trọng của các môn học đó.
>>> Xem thêm: Có nên cho trẻ 3 tuổi học năng khiếu?
Những điều cần biết trước khi cho bé học năng khiếu từ nhỏ
Quan điểm thường thấy ở Phụ huynh về việc học của con
Thông thường mọi người đều nghĩ rằng: “Học chữ, học viết, học toán…. Học hết chương trình phổ thông và đạt bằng giỏi là con mình sẽ thành công!”. Không có cơ sở nào chắc chắn cho điều này.
Admin đã chứng kiến rất nhiều trường hợp:
- Trẻ hoạt bát, hỏi nhiều, trả treo… Làm Phụ huynh đau đầu trong công tác hướng dẫn con
- Từ nhỏ tới lớn học giỏi nhưng không làm được việc.
- Hồi nhỏ rất hoạt bát lớn lên lại ù lì
- Người rất giỏi nhưng lại không dám đương đầu thử thách và mặc kệ cuộc sống mình để cho người khác chỉ đạo
- ………… Và rất nhiều trường hợp tiêu cực khác
Tại sao lại có chuyện học giỏi lại không thành công? Tại sao lại thế nhỉ? Rõ ràng là mình đã đầu tư hết sức cho con rồi mà… Các câu hỏi đó liên tục được xuất hiện trong suy nghĩ của Phụ huynh khi con lớn lên lại không đạt được điều chúng ta mong muốn.
Cho trẻ học môn năng khiếu từ nhỏ chính là liều thuốc tốt để chữa các vấn đề này
Các môn năng khiếu là các môn chỉ khả năng vốn có của mỗi người. Đó là những người có tố chất, đam mê, khả năng phát triển về một lĩnh vực nào đó như: Hội họa, âm nhạc, nhảy múa…
Theo nghiên cứu, việc học các môn năng khiếu sẽ giúp kích thích các giác quan phát triển như xúc giác, khứu giác, thính giác, thị giác, vị giác và sự phát triển não bộ…
Quan trọng nhất là thời gian. Bạn đã mất bao lâu để có được khả năng: Biện luận, logic và sáng tạo trong công việc, đàm phán…? Khi đó ban bao nhiêu tuổi?
Vậy bạn có muốn con bạn được tiếp cận các vấn đề đó ngay từ bây giờ không? Bạn muốn con bạn sau khi tốt nghiệp đại học (22 tuổi) đã đủ khả năng để phát triển? Hay là chừng nào làm chừng đó tính?
Những môn năng khiếu hoàn toàn làm được điều này.
Các gợi ý về lớp học năng khiếu cho trẻ em
Lớp học vẽ sáng tạo
Màu sắc là thứ có khả năng kích thích sự phát triển của não bộ. Bởi khi nhìn vào các màu sắc, hình khối, các giác quan được kích thích bắt buộc phải làm việc.
Khi đó bé phải tư duy màu sắc, hình khối, bố cục… Việc rèn luyện này sẽ giúp trẻ: Kích thích khả năng sáng tạo, đầu óc tưởng tượng, tăng cường khả năng tập trung của trẻ…
Điểm đặc biệt là học vẽ sẽ giúp bé phát huy tư duy sáng tạo. Đây là yếu tố hàng đầu mà mọi nền giáo dục đều mong muốn đạt được.
>>> Xem thêm: Tư duy sáng tạo
Lớp dạy các bộ môn thể chất
Việc học võ đối với học sinh mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực chỉ cần cha mẹ lựa chọn. Học võ không chỉ giúp bé phát triển thể chất, tự bảo vệ bản thân mà còn giúp trẻ tăng khả năng tập trung cũng như sự linh hoạt.
Ngoài võ, các môn thể thao vận động như: Đá bóng, cầu lông, chạy bộ… Cũng giúp trẻ tăng cường thể chất.
Các bộ môn vận động này sẽ kích phát não bộ của trẻ hoạt động liên tục và phản ứng nhanh nhạy
Lớp học đàn
Theo nghiên cứu, sự vận động của các đầu ngón tay sẽ kích thích tư duy của trẻ. Nhất là đối với khả năng tính toán. Chính vì thế việc học đàn sẽ giúp tăng cường cường độ vận động này.
Cha mẹ có thể cho con học các loại đàn như: Violon, piano, đàn tranh, đàn ghi ta…
Lớp học cờ
Cờ là một trong những môn năng khiếu có vai trò rất lớn trong việc giáo dục. Những trẻ chơi cờ thường có khả năng: Tập trung cao, tư duy logic chặt chẽ, khả năng tưởng tượng, phân tích, đánh giá tình huống…
Những người biết chơi cờ và chơi cờ giỏi thường có suy nghĩ chín chắn và thấu đáo, biết cân nhắc trong những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, cùng con chơi cờ còn giúp tình cảm cha mẹ và con cái thêm gắn kết.
Lớp học công nghệ thông tin
Hiện nay, công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu. Việc nắm bắt công nghệ thông tin sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu thông tin.
>>> Xem thêm: Tài năng công nghệ ở tuổi 12
Những trẻ có khả năng về ngành công nghệ thông tin cũng rất có tiềm năng trong phát triển sự nghiệp sau này.
Quý phụ huynh đặc biệt lưu ý:
- Đối với môn học công nghệ thông tin thì Quý phụ huynh phải xem xét rằng trẻ có thực sự yêu thích nó ko? Hay là chỉ thích cầm máy tính và điện thoại để chơi thôi.
- Khuyến cáo: Nên cho bé đi học bộ môn này sớm nhất là lúc 8 tuổi.