Dạy trẻ càng sớm càng tốt là ưu tiên hàng đầu trong dạy con của người Do Thái. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có tiềm năng riêng việc của chúng ta là: Phát hiện và kích phát tiềm năng đó. Thậm chí, người Do Thái còn thai giáo khi trẻ còn trong bụng mẹ.
Dạy trẻ càng sớm càng tốt sẽ cứu cả tương lai trẻ.
Tin tưởng để đánh thức người khổng lồ bên trong trẻ trỗi dậy
Mỗi đứa trẻ đều có thiên phú riêng và đều rất đặc biệt. Yêu trẻ chính là bạn cần chấp nhận trẻ. Bạn phải chấp nhận cả những thất bại và khuyết điểm của trẻ. Điều này sẽ đem lại cho trẻ cảm giác an toàn và tự tin. Sự tin tưởng của bạn sẽ làm cho trẻ phát huy được những năng lực tiềm ẩn.
Ngoài ra, sự khẳng định của cha mẹ sẽ giúp trẻ học cách chấp nhận người khác. Đó là tiền đề giúp trẻ có được tính khoan dung và độ lượng.
>>> Mời Quý phụ huynh xem thêm: Phương pháp Waldorf (Đánh thức tiềm năng trẻ)

Không phải giáo dục phổ thông mà tiềm năng là thứ quan trọng hơn hết
Người Do Thái không chỉ chú trọng đến kiến thức đã học. Họ còn chú trọng đến tài năng thiên bẩm của con và tạo điều kiện để tài năng đó phát triển.
Họ cho rằng: “Thiếu tài năng thì khó phát huy được giá trị đích thực”. Họ rất coi trọng giáo dục, thông qua giáo dục để bồi dưỡng và phát huy tiềm năng cho trẻ.
Ngoài ra, họ rất quan tâm rèn luyện cho con tính: Tự lập, tự suy nghĩ, không ngừng học hỏi… Để chuẩn bị hành trang cho tương lai sau này.
Chúng ta quá chú trọng cho trẻ học toán, chữ viết… Mà chúng ta đã vô tình bóp chết tiềm năng của trẻ
>>> Mời Quý phụ huynh xem thêm: Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia
Phát triển tiềm năng cho trẻ bằng cách dạy trẻ càng sớm càng tốt.
Tôn giáo là quan điểm giáo dục nên trí tuệ Do Thái
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: “Người Do Thái thông minh, đạt được nhiều giải Nobel một phần do hiệu quả của phương pháp giáo dục trẻ từ nhỏ mang lại”.
Người Do Thái quan tâm đến thuyết Thai giáo học “Thai nhi là thiên tài” và phương pháp giáo dục sớm 0-6 tuổi. Đặc biệt hơn, điều này đã được lưu truyền lại trong Kinh Toranh và kinh Talmudh của người Do Thái từ lâu đời.
Vì vậy, họ luôn coi trọng sự phát triển tiềm năng. Họ phát huy khả năng thiên phú cho con từ khi còn trong bụng mẹ. Họ cho rằng: “Trẻ từ 0-6 tuổi là thời kỳ đại não phát triển nhanh nhất, trẻ tiếp thu kiến thức nhanh nhất. Giáo dục sớm chính là phát triển tiềm năng cho con, đặt nền tảng vững chắc cho con sau này”.
Những nhà giáo dục và nhà khoa học Do Thái
Theo nhà giáo dục người Do Thái- Bawe: “Trong cuộc đời con người không có gì quan trọng hơn là giáo dục trẻ từ nhỏ. Chúng ta nên tìm mọi cách để trí tuệ, khả năng của trẻ được phát huy tối đa”. Nghĩa là, cần phải giáo dục trẻ ngay từ nhỏ. Nếu đợi đến khi trẻ vào mầm non thì đã quá muộn màng.
Hầu hết cha mẹ người Do Thái đều đồng tình với ý kiến của nhà khoa học Albert Einstein và nhà giáo dục Lozanov rằng: “Hầu hết trẻ em sinh ra đều tiểm ẩn những thiên tài”. Phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ giúp trẻ phát huy hết tiềm năng của mình.
Chính vì thế việc quan tâm giáo dục: Ngôn ngữ, ngoại ngữ, rèn luyện trí nhớ, giải đáp mọi thắc mắc… Và kích thích trẻ hứng thú học tập và tìm hiểu kiến thức thế giới xung quanh trẻ… Là điều vô cùng quan trọng để phát huy năng lực tiềm ẩn trong trẻ.
Khó khăn cũng nằm trong kế hoạch giáo dục trẻ em
Lễ Vượt Qua, biến cố lưu giữ mọi thời đại
Lễ Vượt Qua là để kỷ niệm Moses đã đưa dân tộc Do Thái thoát khỏi Ai Cập. Đây là dịp cha mẹ kể cho con cái nghe những trải nghiệm khó khăn, gian khổ của tổ tiên. Khi đó, họ cùng ăn những món ăn đặc biệt như: Bánh không men, đùi cừu nướng, trứng gà nướng, rau đắng, rau cần, bốn cốc rượu… Để nếm trải những khó khăn, vất vả mà cha ông đã từng vượt qua.
Trong lịch sử, người Do Thái đã trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ: Sống cuộc dời lang bạt, bị kỳ thị, nhân cách bị làm nhục, tính mạng bị dồn đẩy vào diệt vong… Những điều đó đã luôn nhắc nhở họ rằng: “Chỉ có trải qua những thử thách khó khăn, cuộc sống mới phát triển, dân tộc mới hưng thịnh”.
Với họ khó khăn là điều cần thiết cho cuộc đời của trẻ. Họ quan tâm giúp trẻ hiểu được và cảm nhận sự khó khăn, vất vả… Thậm chí còn tạo ra những trở ngại thích hợp cho trẻ. Có vẻ như trái ngược nhưng điều này sẽ nâng cao khả năng: Chịu khó, chịu khổ.. Từ đó giúp trẻ tự tin chiến thắng trong mọi hoàn cảnh.

Thành công là trái ngọt của khó khăn
Điều này như là một trong những bí quyết nuôi dạy con của người Do Thái. Những thứ mà con người muốn: “Không phải là cứ với tay là có được, mà đều cần có sự cố gắng, chăm chỉ và kiên trì trong một thời gian dài”.
Kéo dài thời gian chờ đợi hưởng thụ có nghĩa là: “Khi muốn có được thành quả trẻ phải trải qua khó khăn và thử thách. Sẽ rất gian nan từ con số 0 khi tới con số “thành công”. Những gian nan đó là những gì cha mẹ Do Thái muốn con trải qua”
Quá trình này giúp trẻ: Rèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng chịu áp lực tâm lý. Từ đó tôi luyện: Phẩm chất kiên cường, ý chí, nghị lực… Vượt khó khăn trong cuộc sống để đạt được thành công.
Trên đời không có phế vật, chỉ có để nhầm chỗ mà thôi
Thế mạnh và nhược điểm luôn tồn tại song song
Không ai là người hoàn hảo, mức độ thiên phú thế mạnh và nhược điểm của mỗi người cũng khác nhau. Nếu cha mẹ không để ý mà: Trách mắng trẻ, ép trẻ học tập để bù đắp những nhược điểm sẽ gây cho trẻ bị tổn thương… Thay vì thế chúng ta có thể dạy trẻ càng sớm càng tốt để tránh việc này xảy ra
Mỗi vĩ nhân đều có những niềm đam mê riêng, mỗi đứa trẻ đều có sở trường riêng. Sự hứng thú sẽ kích thích trẻ học tập. Nhưng đối với trẻ sự hứng thú thường không kéo dài. Vì vậy, trẻ luôn cần sự trợ giúp của cha mẹ để những hứng thú, đam mê của trẻ được duy trì và phát triển.
Người làm cha mẹ giỏi là người phát hiện được những thiên hướng của con trẻ. Đồng hành với sự phát hiện là luôn tạo cơ hội để nó duy trì phát triển. Hãy luôn nhớ rằng: “Trên đời không có phế thải, chỉ có để nhầm chỗ mà thôi”.
>>> Mời Quý phụ huynh xem thêm bài viết về Tư duy sáng tạo. Bản thân mỗi trẻ sinh ra đều có tư duy sáng tạo nhưng tiềm năng này đã vô tình bị giết chết.
Dù là nét vẽ trên bàn nhưng đó vẫn là tác phẩm nghệ thuật
Kinh thánh Do Thái nói rằng: “Là cha mẹ thì bất cứ lúc nào cũng không mất đi niềm tin và hy vọng vào con cái. Đặc biệt khi con cái gặp khó khăn”. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm phát hiện thiên hướng tài năng của con trẻ. Sau đó, phải khích lệ động viên con phát huy những tài năng đó.
Mỗi lần không thành công, hãy giúp con rút được bài học kinh nghiệm. Những bài học đó là hành trang để trẻ vượt qua khó khăn rồi đi một cách tự tin.

Mắt để nhìn. Tai để nghe. Miệng để nói. Trái tim để cảm nhận. Khối não để suy nghĩ…
Chưa thành công nếu chưa giỏi ăn nói
Người Do Thái cho rằng: “Muốn đạt được thành công, ngoài tư duy nhạy bén thì ăn nói lưu loát là điều vô cùng quan trọng”. Vì vậy, họ rất quan tâm đến bồi dường khả năng ăn nói của con. Cha mẹ người Do Thái luôn: Cổ vũ trẻ suy nghĩ, đặt và trả lời các câu hỏi, thể hiện bản thân trước đông người…
Chắc chắn một điều rằng: “Không có người thành công nào mà chưa trải qua hàng trăm cuộc đàm phán”
>>> Mời Quý phụ huynh xem thêm: 9 yếu tố tạo nên chìa khóa thành công cho trẻ

Cảm nhận nét đẹp qua trái tim và đôi mắt
Bồi dưỡng cảm quan thẩm mỹ làm phong phú cuộc sống tinh thần. Học chú trọng bồi dưỡng: Tình cảm cho trẻ, kích thích trí tuệ và thái độ sống lạc quan, tích cực.
Để làm được việc đó, họ cho trẻ nhận biết vẻ đẹp bên ngoài như: Sự hài hoà màu sắc, vẻ đẹp thiên nhiên và để trẻ cảm nhận vẻ đẹp bên trong của sự vật. Đó là lý do dân tộc Do Thái đã sinh ra nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ nổi tiếng.