Đối xử thân thiện với mọi người chính là cách hình thành nên: Một nhà ngoại giao tốt, một người đàm phán tốt, một tập thể vững mạnh… Đây cũng là cách giáo dục con trẻ của các bố mẹ người Do Thái.
Bài viết này, Sky Art sẽ chỉ rõ từng tí chút về những điều này!
>>> Mời Quý phụ huynh xem thêm: 10 cách dạy con của người Do Thái
Đối xử thân thiện với mọi người là bài học vỡ lồng của cha mẹ Do Thái dành cho con
Con phải đối xử thân thiện với mọi người như chính bản thân mình
Cha mẹ người Do Thái thường dạy con rằng: “Cần yêu thương người khác như yêu bản thân mình”. Biết yêu thương người khác chân thành mới nhận được sự tôn trọng và yêu mến của mọi người.
Nhờ đó mà cuộc sống của con sẽ trở nên phong phú và thiết thực hơn. Họ dạy cho con phẩm chất biết yêu thương qua việc cho trẻ giao lưu với những người xung quanh.
Khi đối xử khoan dung và tôn trọng người khác sẽ giúp trẻ: Biết được cách quan sát, cảm nhận niềm vui, nỗi buồn, biết cổ vũ động viên và an ủi kịp thời.
Con phải luôn là một đứa trẻ lễ phép, ngoan ngoãn
Lễ phép là phẩm chất cần có trong quan hệ giao tiếp. Lễ phép giúp giảm những xung đột, mâu thuẫn… Và tạo mối quan hệ hài hoà giữa người với người.
Người Do Thái quan niệm: “Phẩm chất con người tốt hay xấu sẽ quyết định sự thành công của người ấy”. Họ giáo dục con trẻ thông qua việc xây dựng tấm gương tốt. Dạy trẻ các phép tắc lịch sự, lễ phép với mọi người và bồi dưỡng lòng tự tôn cho trẻ.
Đối xử thân thiện cũng chính là không được phép coi thường bất kỳ ai
Trẻ em Do Thái được dạy rằng: “Không coi thường ai mà phải: Đối xử bình đẳng, khoan dung, chân thành với mọi người… Là tiền đề để bản thân trẻ có được tôn trọng và có mối quan hệ tốt”.
Trong xã hội dân chủ, quan hệ rộng rãi là điều kiện cần thiết cho sự thành công của mỗi người. Sự thành công của mỗi người không thể tách rời sự ủng hộ của những người xung quanh.
Để giáo dục phẩm chất đó, cha mẹ Do Thái xoá bỏ các quan niệm cổ hủ, tăng cơ hội cho con tiếp xúc với người khác. Thậm chí, họ còn nâng cao trình độ văn hoá cho trẻ để đánh giá con người và sự vật một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Nhờ đó hình thành thói quen tôn trọng người khác trong tiềm thức của trẻ.
Dù có xảy ra chuyện gì con cũng không được ép buộc người khác
Tôn trọng ý kiến và lựa chọn của người khác giúp trẻ cải thiện mối quan hệ. Nhờ sự tôn trong đó trẻ sẽ tạo mối quan hệ giao lưu gắn bó.
Họ dạy con cần hiểu người khác khi giao lưu. Cần học cách đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ vấn đề… Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được người khác, tôn trọng ý kiến, quyết định của họ…
Khi bản tính này đi vào tiềm thức thì trẻ sẽ hình thành thái độ khiêm tốn, hài hoà… Đây là điều không thể thiếu trong giao tiếp, đàm phán, tranh luận…
Ngược lại, ép buộc người khác làm theo ý mình là tự cô lập bản thân. Thậm chí, điều này còn gây phản cảm cho người khác và làm hỏng mối quan hệ giao tiếp.
Đoàn kết và gắng bó chính là điều luôn luôn con phải nhớ và làm
Hàng xóm hay bất kể ai gặp khó khăn con nên giúp đỡ họ
Truyền thống giúp đỡ lẫn nhau đã tồn tại từ rất lâu ở dân tộc Do Thái. Họ dạy con cái biết yêu thương dân tộc mình, quan tâm tới mọi người. Giúp đỡ mọi người theo khả năng mà không cần sự đền đáp.
Quan trọng nhất trong việc giúp đỡ người khác là: “Khi giúp đỡ người khác, không được làm tổn thương đến lòng tự trọng của người ấy”.
Con nên ghi nhớ: “Đoàn kết chính là sức mạnh lớp nhất!”
Do Thái một dân tộc với lịch sử trải qua rất nhiều gian truân: Truy sát, bức hại, chiến tranh… Phải di dân khắp nơi trên thế giới. Nhưng nhờ ý thức: Hợp tác, đoàn kết, tương thân tương ái, thận trọng trong lời nói, việc làm… Mà trải qua bao khó khăn, người Do Thái vẫn ngoan cường sống, chiến đấu, sinh tồn và phát triển huy hoàng như ngày nay.
Cha mẹ người Do Thái chú ý bồi dưỡng cho con trẻ tinh thần: Đoàn kết, tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, hoà nhập.. Bằng cách rèn luyện trẻ thông qua các trò chơi giúp trẻ thấy được lợi ích của sự đoàn kết.
>>> Mời Quý phụ huynh xem thêm: Người Do Thái dạy con tôn thờ Trí tuệ
Lắng nghe từ bạn thân và mọi người sẽ giúp con trở nên tốt hơn
“Nghe nhiều hơn là nói” chính là điều con phải làm
“Thượng đế tạo cho con người hai cái tai, một cái miệng, là để chúng ta nói ít, nghe nhiều”
Lời nói đúng mực là liều thuốc tốt trong tranh luận, đàm phán… Nhưng nói quá nhiều thì tác dụng ngược lại, không có ích mà còn làm hại bản thân. Không có ai bình luận về cuộc sống của người khác thì cuộc sống sẽ bớt mâu thuẫn và tranh chấp.
“Im lặng là vàng, hùng biện là bạc”. Đó là câu ngạn ngữ và những điều cha mẹ người Do Thái thường dạy con cái. Họ còn dạy con không tùy tiện đánh giá người khác mà dạy con: “Ý nghĩa và cách thức lắng nghe để được người khác tin cậy”.
Sáng suốt và tỉnh táo khi kết bạn
Người Do Thái thường nói: “Bạn bè chân chính giống như cái lều vững chãi, có thể che nắng che mưa cho con người. Tình bạn đó sẽ là vật báu vô giá trong cuộc sống”. “Chơi với chó sẽ có bọ chét bám vào người”. “Nếu con kết giao với người thông thái, con cũng trở thành người thông thái”… Để dạy con cái thận trọng khi kết giao bạn bè.
Họ dạy con lựa chọn bạn phải là người tôn trọng con. Vì người biết tôn trọng người khác sẽ biết cư xử đúng mực và có nhân cách cao quý. Cha mẹ Do Thái rất hiểu con thế nên họ có thể: Góp vui, chia buồn, an ủi và nhắc nhở con… Khi cần thiết. Đồng thời, họ cũng là người giúp đỡ và cố vấn cho con những lúc khó khăn trong cuộc sống.
Pingback: Cách dạy con của người Do Thái (P.8 - Giáo dục đạo đức cho con)