Trẻ tự quản lý tài chính là cách rèn luyện của các bậc cha mẹ người Do Thái dành cho con. Người Do Thái trở nên thành đạt là nhờ được hướng dẫn việc này từ bé.
Trẻ tự quản lý tài chính từ 3 tuổi
Khi 3 tuổi, con bắt đầu học nhận biết đồng tiền
Người Do Thái cho rằng: “Người có khả năng quản lí tài chính và đầu tư giỏi sẽ biết kiếm tiền và quản lý tiền”. Do vậy, họ cho rằng dạy trẻ những kiến thức về tài chính là rất quan trọng.
Họ dạy trẻ tự quản lý tài chính từ lúc 3-4 tuổi. Khi đó, đa số trẻ em Do Thái đều đã được học cách nhận biết đồng tiền. Trẻ được giảng giải để hiểu về giá trị và công dụng của đồng tiền. Thậm chí, chúng còn được giáo dục cách chi tiêu và lập dự toán kế hoạch chi tiêu trong gia đình.
Trẻ sẽ được dạy kiếm tiền từ 5 tuổi
Trong gia đình người Do Thái, cha mẹ không chỉ dạy con độc lập về kinh tế. Họ còn để trẻ thông qua cách “làm thêm” để kiếm tiền tự nuôi bản thân và học được kĩ năng sống tự lập.
Với họ 5 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để trẻ “làm thêm” việc nhà để kiếm tiền. Họ có bảng phân công việc nhà hàng ngày cho trẻ. Sau mỗi công việc, mỗi hạng mục đều có ghi số tiền thưởng.
Tất nhiên không phải tất cả việc nhà đều được nhận tiền thưởng. Bởi vì một số công việc thuộc về trách nhiệm của trẻ như: Giặt quần áo nhỏ của mình, thu dọn, sắp xếp sách vở…
Tài sản đích thực là trí tuệ
Người Do Thái giáo dục con cái từ nhỏ rằng: “Tài sản đích thực là trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới không bị ai tranh giành”.
Bản chất sự thông minh, nhạy bén của người Do Thái bắt nguồn từ thái độ. Họ không coi sự thông minh nhạy bén là mục đích duy nhất. Mà nó chỉ là điều cần thiết để áp dụng trong cuộc sống. Còn đạo đức và thái độ đối với công việc mới là tiền đề để dẫn đến thành công.
>>> Mời Quý phụ huynh xem thêm: Người Do Thái dạy con tôn thờ Trí tuệ
Con biết tiết kiệm nhưng không keo kiệt là cách cho trẻ tự quản lý tài chính
Chăm chỉ và tiết kiệm là là hai yếu tố quan trọng và phẩm chất tốt đẹp của người Do Thái. Không vì thế mà họ keo kiệt. Vì với họ, những người keo kiệt là những người ngu ngốc và nghèo khó.
Họ giảng giải cho con biết chăm chỉ và tiết kiệm là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Thông qua những việc nhỏ để trẻ biết ý nghĩa của: “Chăm chỉ, tiết kiệm”.
Các bậc cha mẹ dùng hành động của bản thân để làm gương và cảm hoá trẻ. Hướng dẫn trẻ chi tiêu hợp lý, không hoang phí và cũng không keo kiệt.
Thái độ trong kinh doanh
Điều kiện kiên quyết để trẻ tự quản lý tài chính là: “Dù chỉ 1 đô la con cũng muốn làm”
Cha mẹ người Do Thái thường dạy con rằng: “Không nên phân biệt tiền nhiều hay ít! Món tiền nhiều cũng được tạo nên bởi những món tiền nhỏ. Chỉ cần kiếm tiền một cách hợp pháp thì 1 đô la cũng cần kiếm”.
Họ còn dạy con rằng: “Thương trường là chiến trường! Trên chiến trường đó, luôn dùng thành bại để luận anh hùng”. Còn thành bại lại được quyết định bởi bạn có thông minh hơn không và biết dùng trí thông minh đó hay không.
Mạo hiểm và thành công tỉ lệ thuận với nhau
Người Do Thái luôn thích mạo hiểm trong kinh doanh. Vì chỉ có kinh doanh mạo hiểm, mới dễ đạt lợi nhuận cao. Do đó, họ luôn giáo dục con cái coi trọng tinh thần mạo hiểm, dũng cảm vượt qua thách thức.
Phương pháp của họ là truyền dạy cho trẻ quan niệm mạo hiểm đúng đắn như: Không vi phạm pháp luật, không tổn hại đến đạo đức xã hội, không làm hại đến bản thân và người khác… Họ còn dạy con: Sắp xếp các tình huống trong cuộc sống thường ngày để kích thích, hướng dẫn và rèn luyện tinh thần mạo hiểm cho trẻ.
Thành tín nguyên tắc chuẩn mực trong kinh doanh
Người Do Thái đều rất thành tín, điều này liên quan rất lớn đến tín ngưỡng tôn giáo của họ. Họ không chỉ giữ tín ngưỡng trong kinh doanh mà trong bất cứ mối quan hệ nào.
Bồi dưỡng phẩm chất thành tín cho trẻ được đặc biệt coi trọng. Cha mẹ bồi dưỡng cho con thông qua việc xây dựng tấm gương thành tín để con noi theo. Họ đáp ứng nhu cầu hợp lí cho trẻ, những nhu cầu không hợp lí của trẻ cần được giảng giải. Quan trọng nhất là cần tin tưởng trẻ, không nên nghi ngờ trẻ.
Pingback: Cách dạy con của người Do Thái (P.5 – Ngửi mùi tiền)