fbpx

Cách dạy con của người Do Thái (P.3 – Tự lập tự cường)

Trẻ tự lập tự cường là những gì Sky Art nói đến trong bài viết này. Trẻ sẽ thành công nếu chúng có tính tự lập và dũng cảm ngay từ nhỏ. Điều này, Sky Art chắc chắn 100% sẽ không ai thành công nếu không có những yếu tố này.

 

Trẻ tự lập tự cường từ trong niềm tin và cuộc sống

Trao niềm tin để trẻ tin vào bản thân

Tin tưởng vào bản thân là biểu hiện cao nhất của tính tự lập. Nó giúp trẻ không lùi bước trước khó khăn và dũng cảm tiến về phía trước. Tự lập giúp trẻ mạnh dạn, nỗ lực vươn tới thành công và để đạt được ước mơ.

Vì vậy họ luôn rất yêu con nhưng không nuông chiều con và luôn có nguyên tắc tôn trọng quyết định của con. Đặc biệt, món quà họ tặng cho con là sự tin tưởng. Cha mẹ Do Thái luôn bồi dưỡng ý thức độc lập cho con. Họ rất quan tâm giáo dục kĩ năng sống tự lập.

Quý phụ huynh nên xem đó là tiền đề giúp trẻ nhận thức ý nghĩa sống. Hãy để trẻ dựa vào năng lực bản thân mà không dựa dẫm vào bố mẹ.

   >>> Mời Quý phụ huynh xem thêm: 10 cách dạy con của người Do Thái

 

Tự lập quyết định yếu tố sinh tồn

Do Thái là một dân tộc sinh tồn trong khó khăn, gian khổ. Ngoài trí tuệ, họ nhận thức rõ về điều kiện sống và địa vị sinh tồn của dân tộc mình. Họ tồn tại được là bởi phẩm chất kiên cường, ý chí bất khuất, không chịu bỏ cuộc để từng bước vươn lên.

Họ luôn quan tâm về tính kiên trì, bền bỉ và có trách nhiệm cho con từ những việc nhỏ. Luôn kiên quyết từ chối những yêu cầu không hợp lý của con.

Để thực hiện điều này thì họ sẽ: Giúp con đặt kế hoạch và mục tiêu học tập. Tạo cơ hội khuyến khích trẻ làm một việc gì đó lâu dài

 >>> Mời Quý phụ huynh xem thêm: Người Do Thái dạy con tôn thờ Trí tuệ

 

Trẻ tự lập tự cường nhờ làm việc từ bé

Trong quan niệm của người Do Thái, một người muốn thành đạt cần thông minh và chăm chỉ. Vì lẽ đó, họ luôn quan tâm bồi dường tình yêu lao động cho con. Các bé khi còn nhỏ được hướng dẫn làm việc nhà một cách phù hợp.

Họ sắp xếp công việc cho trẻ, quan tâm giao những việc trẻ thực hiện được. Họ cho trẻ làm những việc trẻ hay mắc lỗi, sợ sệt để rèn luyện.

Điều hiển nhiên là không thể kỳ vọng vào kết quả hoàn hảo từ trẻ nhỏ. Họ không bao giờ trách mắng con. Ngược lại họ luôn khích lệ và khen ngợi con cái.

 

Chăm chỉ luôn là phẩm chất tốt đẹp của con.

Chăm chỉ là một phẩm chất cần có của người Do Thái. Vì vậy, họ bồi dưỡng thói quen lao động cho trẻ từ nhỏ để rèn luyện đức tính chăm chỉ và kỹ năng sống cho trẻ.

Họ khen ngợi kịp thời cho sự chăm chỉ của trẻ, những việc có thể làm được thì giao cho trẻ. Đồng thời, họ đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng thói quen học tập chăm chỉ và nghiêm túc cho trẻ từ nhỏ.

 

Niềm tin và sự dũng cảm sẽ là yếu tố then chốt cho rèn luyện trẻ tự lập tự cường

Cùng con cố gắng để tăng tính tự tin cho con

Người Do Thái thường dạy con: “Tự tin giúp con người cố gắng, khắc phục khó khăn, chiến thắng thất bại, đạt được thành công. Nếu con có đủ tự tin và luôn cố gắng, con sẽ làm được mọi việc”. Để tăng tính tự tin cho trẻ, họ quan tâm loại trừ tâm lí tự ti, thông qua việc tôn trọng con cái. Mục đích là để đứa con biết rằng bản thân mình rất quan trọng.

Cha mẹ luôn cổ vũ động viên trẻ thông qua những tấm gương người thành đạt. Khen ngợi và cổ vũ khi trẻ thực hiện bất kỳ việc gì. 100% cha mẹ Do Thái không làm giúp trẻ.

Họ động viên, khích lệ trẻ thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của mình. Đồng thời họ sẽ cùng trẻ phân tích nguyên nhân gây ra lỗi sai và tìm cách khắc phục.

Sự tự tin trong trẻ giúp trẻ miễn dịch với cái xấu. Thậm chí, nó giúp cho trí tuệ của trẻ được bộc phát mạnh mẽ như một ngọn núi lửa.

 

Trừng phạt thỏa đáng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ

Trẻ nhỏ không thể tránh khỏi những sai xót. Việc nhắc nhở và trừng phạt là cần thiết. Tuy nhiên không được thiếu tôn trọng trẻ, không được trách mắng mù quáng và trừng phạt không đúng cách. Điều này sẽ ảnh hưởng cực lớn đến sự trưởng thành của trẻ.

Chỉ có những biện pháp trừng phạt hợp lí và tôn trọng trẻ mới giúp trẻ giảm bớt những hành vi không đúng. Sky Art sẽ gợi ý 12 câu hỏi cần đặt ra trước khi trừng phạt trẻ:

  • Mục đích của việc trừng phạt này là gì?
  • Hình phạt này có ngăn chặn được hành vi không đúng của trẻ không?
  • Làm vậy này có giúp trẻ hiểu được hành vi sai trái của mình không?
  • Tại sao mình lại trừng phạt con?
  • Có đến nỗi phải làm mạnh như thế không?
  • Có phải vì mình đang tức giận không?
  • Có phải xuất phát từ sự kích động mà mình trừng phạt con không?
  • Khi bình tĩnh, mình có trừng phạt con như vậy không?
  • Cách phạt này có làm con cảm thấy xấu hổ hoặc tủi thân không?
  • Không còn cách nào khác ư?
  • Cách trừng phạt này là một phần của kế hoạch ư?
  • Có phải mình sẽ luôn trừng phạt con như vậy?
Trừng phạt trẻ khi trẻ mắc lỗi cực lớn
Hãy trừng phạt trẻ đúng cách. Đừng để sự nóng nảy làm mất niềm tin ở trẻ

 

Con là một anh hùng, là một đứa trẻ dũng cảm

Các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình: Dũng cảm, mạnh dạn, không nhút nhát, sợ hãi, dám đương đầu với khó khăn, không ỷ lại, bình tĩnh tự tin và suy nghĩ tìm cách giải quyết khó khăn để đạt mục tiêu.

Để đạt được điều đó, cha mẹ người Do Thái luôn tự mình xây dựng tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Luôn tôn trọng trẻ, tìm nguyên nhân để giải thích và lựa chọn cách thích hợp giúp trẻ không sợ hãi và loại bỏ tâm lý sợ hãi. Quan tâm bồi dưỡng tính tự lập, độc lập giải quyết vấn đề cho trẻ.

 

Tạo điều kiện để trẻ dũng cảm bộc lộ bản thân

Rèn luyện cho trẻ thói quen dũng cảm thể hiện khả năng của bản thân. Điều này không chỉ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập với tập thể, thích ứng với xã hội, mà còn tăng tỉ lệ thành công trong tương lai.

Điều quan trọng là cần dạy trẻ nhận thức đúng đắn chính mình, điểm mạnh, hạn chế và khả năng của bản thân. Điều này sẽ giúp trẻ thể hiện sở trường và khắc phục những hạn chế.

Họ luôn hiểu và đồng cảm với những trẻ nhút nhát. Cổ vũ, động viên và rèn luyện khả năng thể hiện bản thân ở nơi đông người là ưu tiên hàng đầu

 

Thất bại không quan trọng, dũng khí đứng lên mới là điều cần thiết

Trong cuộc đời con người, không ai không có lần thất bại và vấp ngã.  Điều đó không đáng sợ, điều đáng sợ là: Sau khi vấp ngã không có đủ dũng khí để đứng lên, không rút được những bài học kinh nghiệm để đi tiếp.

Mỗi khi con cái thất bại, cha mẹ người Do Thái luôn chú ý tới thái độ của mình. Họ sẽ không chỉ trích mắng mỏ, mà luôn luôn cổ vũ, an ủi con. Để giáo dục con, họ chủ động đặt ra một số khó khăn cho trẻ để rèn luyện, thử thách.

Nếu con thất bại, họ sẽ hướng dẫn trẻ tìm cách vượt qua những chướng ngại và thử thách để đạt được thành công, từ đó tăng thêm dũng khí cho trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button